Ý nghĩa cần biết một số vạch kẻ đường
- Vạch trắng hình con thoi
+ Theo quy chuẩn 41/2016, đây là vạch 7.6: chỉ dẫn sắp đến chỗ bố trí vạch đi bộ qua đường. Đặc biệt đối với các chỗ bố trí vạch đi bộ qua đường ở giữa đoạn đường nối hai nút để cảnh báo người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ qua đường.
- Vạch xương cá chữ V
+ Theo quy chuẩn 41/2016, đây là vạch 4.2: vạch kênh hoá dòng xe dạng chữ V, tức là dùng để chia dòng phương tiện thành hai hướng đi, các phương tiện không được phép lấn vạch hoặc cắt qua vùng vạch này trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại luật giao thông đường bộ.
- Vạch mắt võng
+ Khi vạch này kẻ ở lề đường bên phải trước ngã 4 (đi kèm có mũi tên chỉ hướng đi) thì 2 ý kiến khác nhau về loại vạch này mà tôi thấy đều đúng:
– Ý kiến cho rằng đây là loại vạch không có trong quy chuẩn 41 nên không có hiệu lực về luật. Trên thực tế, loại vạch này chỉ mang tính chất hình ảnh, giúp người tham gia giao thông phân biệt rõ hơn, tránh đi vào phần đường dành cho các phương tiện rẽ phải. Nếu xe chạy vào phần đường này nhưng lại đi thẳng thì sẽ bị xử phạt lỗi “không tuân thủ hiệu lệnh của biển báo, vạch kẻ đường”
– Ý kiến 2: đây là vạch 4.4 theo quy chuẩn 41/2016: Vạch kẻ kiểu mắt võng được sử dụng để báo cho người điều khiển các phương tiện giao thông không được dừng phương tiện trong phạm vị phần mặt đường có bố trí vạch nhằm tránh ùn tắc giao thông. Nếu xe chạy vào phần đường này nhưng lại đi thẳng thì sẽ bị xử phạt lỗi “không tuân thủ hiệu lệnh của biển báo, vạch kẻ đường”
Bảng giá Ford Ecosport, Ford Ranger, Ford Everest, Ford Transit tại Ford Long Biên
Tính năng thông minh trên Ford Focus, Ford Explorer
- Vạch phân chia hai chiều xe chạy:
+ Vạch 1.1: vạch đơn, đứt nét, màu vàng: dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều nhau ở những đoạn đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa. Xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía
+ Vạch 1.2: vạch đơn màu vàng, nét liền: dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có 2 hoặc 3 làn xe, không có dải phân cách giữa, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch. Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn
+ Vạch 1.3: vạch đôi màu vàng, nét liền: dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 4 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch
+ Vạch 1.4: vạch đôi màu vàng, 1 vạch đứt, 1 vạch liền: dùng đề phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách hai chiều xe chạy. xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng ngược chiều khi cần thiết, xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được cắt qua vạch.
+ Vạch 1.5: vạch đôi màu vàng, nét đứt: dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian. Hướng xe chạy ở một thời điểm trên làn đường có thể đổi chiều được quy định bởi người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn, biển báo hoặc các báo hiệu khác phù hợp
- Vạch phân chia các làn xe cùng chiều
+ Vạch 2.1: vạch đơn, đứt nét, màu trắng: dùng để phân chia các làn xe cùng chiều, các phương tiện được pháp thực hiện chuyển làn đường qua vạch
+ Vạch 2.2: vạch đơn, nét liền, màu trắng: dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch